Ngày nay, bạn có thể bắt gặp sơn tĩnh điện ở bất kỳ vật dụng nào trong nhà như bàn, ghế, đồ gia dụng và đặc biệt là các sản phẩm về ánh sáng. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Vì sao lại được sử dụng phổ biến như vậy? Hãy cùng anphuocsmartlight.com tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Sơn tĩnh điện là gì? Có mấy loại?
Trước khi đưa ra định nghĩa về sơn tĩnh điện, ta cần hiểu tĩnh điện là gì và vì sao cần phải sử dụng lớp sơn đặc biệt này. Theo giáo sư Michael Richmond (Viện Công Nghệ Rochester) cho biết: ” Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật thể. Đây là một hiện tượng thông thường của vật chất và dễ thấy ở hầu hết các vật liệu sử dụng hàng ngày”.
Bạn có thể gặp hiện tượng này ngay trong không gian sinh hoạt của mình như cởi áo len, chải đầu vào mùa đông hay sờ vào vật liệu sắt, thép không được phủ sơn tĩnh điện. Cảm giác khi sờ vào vật chất tĩnh điện là hơi tê nhẹ ở đầu ngón tay, tóc dựng đứng và nếu lượng tĩnh điện đủ lớn thì còn có cảm giác tê giật cả người.
Để tránh hiện tượng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra sơn tĩnh điện với các nguyên liệu từ hợp chất polime, curatives, bột màu và chất phụ gia. Hỗn hợp này sẽ được chế biến theo công nghệ dây chuyền đặc thù và trả về thành quả là dạng bột thay vì sệt như các loại sơn khác.
Trên thị trường hiện nay đang lưu hành 4 loại sơn có tác dụng tĩnh điện:
- Sơn epoxy: Đồ bền cao nhất, ít bị ăn mòn hay xước do va đập
- Sơn Polyeste: Loại được dùng nhiều nhất hiện nay, có khả năng chịu được ánh sáng măt trời trong nhiều giờ liên tục
- Sơn Acrylic: Phù hợp với những đồ dùng chịu sự tác động của hóa chất
- Sơn Fluoropolymer: Phù hợp cho vật liệu chịu sự mài mòn nhiều của thời tiết
Tùy vào từng mục đích sử dụng của nguyên liệu mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại sơn phù hợp. Trong trường hợp bạn muốn tự sơn tại nhà thì cần có sự tư vấn kỹ càng của người có chuyên môn, tránh sử dụng nhầm loại khiến hiệu quả không cao.
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của sơn là cách ly hiện tượng cách ly của vật chất. Để làm được điều đó, nhân viên kỹ thuật cần thực hiện 4 bước như sau:
-
Bước 1: Xử lý bề mặt
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình gia công vật liệu. Trước khi sơn, bề mặt không được có dầu nhớt hay gỉ sét. Nhân viên gia công sẽ phải cho sản phẩm vào bể hóa chất tẩy dầu mỡ, sau đó đưa vào bể axit H2SO4 loại bỏ triệt để các gỉ sét nếu có. Tiếp tục bỏ vật liệu vào bể nước để rửa sạch hỗn hợp bám bề mặt rồi cho vào bể hóa chất định hình bề mặt và cuối cùng là bể hóa chất photpho.
Các bước gia công bề mặt ban đầu tương đối phức tạp và cẩn thận để có 1 lớp sơn tĩnh điện trơn mịn, đều màu và trường tồn cùng thời gian. Mặc dù rất nhiều bước nhưng các bước này đều được công nghiệp hóa nên các xưởng sản xuất không tốn quá nhiều thời gian và chi phí.
-
Bước 2: Sấy khô
Giống như nước sơn thông thường, vật phẩm cần được làm khô trước khi gia công. Để tiết kiệm thời gian, các xưởng sẽ có 1 máy sấy hình chữ nhật với các móc treo sản phẩm tương ứng. Với các xưởng nhỏ lẻ sẽ không có lò sấy này mà để khô tự nhiên.
-
Bước 3: Phun sơn
Vì sơn ở dạng bột nên xưởng cần sử dụng súng phun sơn chuyên dụng. Súng phun sơn đồng thời gắn với hệ thống thu hồi bột sơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu tốt nhất. Bột sơn sẽ được ion hóa, tích điện và bắn vào bề mặt của vật phẩm cần sơn. Theo các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ bột sơn bám vào bề mặt lên đến 90%, số còn lại sẽ được thu hồi lại nhờ hệ thống đính kèm.
Tùy vào cài đặt, độ dày của sơn tĩnh điện sẽ được thay đổi. Nhân viên kỹ thuật có thể sơn nhiều lớp cho đến khi đạt được độ dày mong muốn mà không lo bị phỏng rộp.
-
Bước 4: Sấy sơn
Ngay sau khi phun sơn, sản phẩm sẽ được đẩy vào tủ sấy để polyme hóa. Nhiệt độ cao sẽ làm lớp sơn láng mịn, đều màu và ngay sau đó sẽ là phản ứng đóng rắn. Nhiệt độ ở tủ sấy thường dao động trong khoảng 180 – 200 độ C và sấy liên tục trong 20 phút cho đến khi chín sơn.
Vì sao sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến?
Nguyên nhân là vì loại sơn bột này có quá nhiều ưu điểm mà chưa có sản phẩm nào có thể thay thế trên thị trường hiện nay.
- Đa dạng màu sắc cho mọi công trình: Hầu hết các màu sắc sơn thông thường có thì sơn tĩnh điện đều có. Tuy nhiên, hiện nay các mà được bán nhiều nhất vẫn là màu cơ bản như: Đen tuyền, xám trắng, xám ghi, trắng sứ, vân gỗ, giả gỗ, ….
- Tuổi thọ bề mặt sơn cao: Do khả năng chống chầy xước, hạn chế sự mài mòn của thời tiết và hóa chất nên lớp sơn có khả năng tồn tại lâu dài với thời gian.
- Tính thẩm mỹ cao: Mặc dù là bột pha nhưng sơn cho kết quả mịn màng, đôi khi còn tạo hiệu ứng ánh vàng cho vật phẩm
- An toàn khi lưu kho: Sơn dạng bột nên không càn lo lắng cháy nổ như các loại sơn khác
- Tiết kiệm chi phí: Do sơn hoạt động trên nguyên lý tĩnh điện nên 99% sơn phun ra sẽ bám chắc vào bề mặt vật liệu, 1% còn lại có thể được thu hồi.
- Bảo vệ môi trường: Vì không có lượng sơn thừa trong quá trình sử dụng nên loại sơn bột này được đánh giá là sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong ngành ánh sáng
Đặc trưng của ngành ánh sáng là sử dụng nhiều các chất liệu hợp kim, nhôm, sắt, vàng, bạc, …. và có kết nối với các dòng điện. Chính vì vậy hiện tượng tĩnh điện xảy ra thường xuyên ở hầu hết các vật phẩm. Người ta cần phun sơn tĩnh điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Một số sản phẩm thường được phun sơn có tính kháng tĩnh điện như:
Và còn rất nhiều các sản phẩm về ánh sáng khác được phủ lớp sơn tĩnh điện.
Hướng dẫn cách bảo quản sơn tĩnh điện
Sơn có tính kháng tĩnh điện là sản phẩm đặc thù nên quá trình sơn cũng như máy phun phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình bảo quản kho phải để bột sơn ở nơi khô ráo, dưới 30 độ C và độ ẩm thấp. Bao đựng sơn phải được đóng kín và không để chồng quá 5 bao với nhau.
Kết luận
Sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm của đèn trang trí để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn mua hàng chính hãng có nguồn gốc rõ ràng. Hãy cẩn trọng khi ra quyết định mua sắm các sản phẩm liên quan đến ánh sáng.
Bạn có thể quan tâm: