Chiếu sáng là một thành tố quan trọng tạo nên linh hồn cho mọi không gian kiến trúc. Ngày nay, vươn xa khỏi công năng chiếu sáng thông thường, ánh sáng còn mang tới những giá trị thẩm mỹ và một không gian tiện nghi đầy xúc cảm. Để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống chiếu sáng và mang tới những trải nghiệm ánh sáng đa cảm cho người dùng, hãy cùng chúng tôi khám phá cách chiếu sáng đúng và đẹp dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Chiếu sáng đúng
Các loại chiếu sáng phổ biến
Chiếu sáng đúng được hiểu là thiết kế hệ thống chiếu sáng đúng chuẩn theo công năng và mục đích sử dụng của từng loại không gian, nổi bật lên không gian mà bạn mong muốn một cách chuẩn xác và chân thực nhất. Thông thường sẽ có các kiểu chiếu sáng thông dụng:
Chiếu sáng chung không gian (Chiếu sáng tổng thể): Là dạng chiếu sáng đều khắp, sử dụng các thiết bị chiếu sáng thông dụng với nguồn sáng lan tỏa rộng và đều, đảm bảo cho những hoạt động chiếu sáng thông thường cũng như sinh hoạt hàng ngày, cần bố trí đủ ánh sáng, đều, không quá chói và nên là ánh sáng trắng để đạt hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
Chiếu sáng tập trung(chiếu sáng cục bộ): Là dạng chiếu sáng phục vụ cho không gian làm việc hay sinh hoạt đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, sức khỏe, tâm lý người sử dụng. Ví dụ như đèn phòng khách, đèn phòng ngủ, đèn chiếu sáng cho khu vực bếp nấu, chậu rửa, những chiếc đèn thả cho bàn, bàn làm việc, gương trang điểm…Với loại chiếu sáng này, nguồn sáng cần được tính toán về cường độ, màu sắc, đặc thù ánh sáng để chọn loại đèn phù hợp, vừa phục vụ mục đích chiếu sáng, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian.
Chiếu sáng trang trí: Hơn cả công năng chiếu sáng thông thường, loại chiếu sáng này được xem là tiêu chuẩn cao nhất trong “chiếu sáng đúng”, tăng gía trị thẩm mỹ của không gian kiến trúc, nội thất, có khả năng đặc tả, làm nổi bật những hình khối, chi tiết nội thất như trần, tường, phù điêu, tranh ảnh, …tạo nên những mảng sáng, quầng sáng thuần túy kết hợp với bóng đổ, tạo hiệu ứng thị giác thú vị và đa chiều.
Tuy nhiên cách phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối. Căn cứ vào mục đích và tính chất chiếu sáng mà chúng ta có thể kết hợp các cách chiếu sáng khác nhau để mang lại hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
Thế nào là chiếu sáng đúng?
Nếu như trước đây khi lựa chọn ánh sáng cho một không gian, người ta thường dùng đơn vị W để tính toán công suất và tiêu chí chọn lựa thiết bị chiếu sáng phù hợp. Công suất càng cao thì càng sáng, chiếu sáng càng hiệu quả. Dường như “năng lực” chiếu sáng phụ thuộc hoàn toàn vào công suất.
Tuy nhiên giờ đây, với công nghệ chiếu sáng hiện đại 4.0, cách nhìn về chiếu sáng đã hoàn toàn thay đổi, thước đo của việc “Chiếu sáng đúng” còn là sự hội tụ của nhiều yếu tố như nhiệt độ màu, cường độ chiếu sáng, độ rọi hay góc chiếu, tất cả tạo nên một bức tranh ánh sáng hoàn thiện, thể hiện một cách hoàn hảo và tinh tế mục đích chiếu sáng của mọi không gian sống.
Cường độ ánh sáng là đại lượng quang học cơ bản trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd). Cường độ sáng xác định năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng nhất định.
Với 1 bóng đèn sợi đốt 40W, cường độ chiếu sáng sẽ ở khoảng 35cd theo mọi phương, đèn sợi đốt 300W sẽ có cường độ sáng là 35cd theo mọi phương.
Góc chiếu sáng là góc nằm giữa 2 mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất ở vùng sáng trung tâm. Phương pháp nhận diện góc chiếu đơn giản nhất bằng việc dùng bộ đèn chiếu sáng lên tường. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các vùng sáng lớn – nhỏ và mạnh – yếu khác nhau. Góc chiếu sáng này sẽ cho phép bạn tính toán và thể hiện trọn vẹn chủ thể cần làm nổi bật trong một không gian nhất định.
Màu sắc ánh sáng được tạo ra bởi những mức nhiệt độ màu khác nhau. Nhiệt độ màu được đo lường bằng nhiệt độ Kelvin (độ K), thang đo Kelvins từ 1900K đến 6500K, ánh sáng càng ấm thì trị số Kelvin càng thấp. Mỗi không gian với công năng và mục đích sử dụng khác nhau sẽ thích hợp với màu sắc ánh sáng ở 1 mức nhiệt độ màu khác nhau.
- Phòng khách nên sử dụng các loại ánh sáng có nhiệt độ màu từ 3500K đến 4500K để đôi mắt thoải mái và thư giãn.
- Nhiệt độ màu ánh sáng khuyên dùng cho phòng bếp là từ 4000K – 6000K.
- Với phòng ngủ, các ánh sáng có nhiệt độ màu từ 2700K – 3500K sẽ tạo cảm giác ấm áp, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Phòng tắm sẽ phù hợp với những ánh sáng nhẹ nhàng có nhiệt độ màu khoảng từ 2700K đến 4000K.
Độ rọi là chỉ số biểu hiện độ quang thông trên diện tích bề mặt được chiếu sáng. Đơn vị đo là lux (lx). Chỉ số này biểu đạt mức độ ánh sáng trên bề mặt mà con người cảm nhận được là mạnh hay yếu. Đây là một đơn vị dẫn xuất, được xác định bằng tỉ số quang thông trên diện tích: 1 lux = 1 lumen/m2. 1 lux là độ rọi có được của bề mặt diện tích 1 mét vuông với thông lượng chiếu sáng 1 lumen.
- Theo nghiên cứu, tiêu chuẩn ánh sáng cho phòng khách phù hợp nhất là 400 Lux
- Tiêu chuẩn ánh sáng cho phòng ăn là 600 Lux
- Tiêu chuẩn ánh sáng cho phòng ngủ là 100 Lux
- Tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng làm việc là 700 Lux
Đó là những thông số kỹ thuật cần thiết để đảm bảo thiết kế chiếu sáng đúng mang lại công năng và hiệu quả chiếu sáng tối đa ứng dụng cho mọi không gian.
Chiếu sáng đẹp
Ngoài công năng chiếu sáng đảm bảo ánh sáng cung cấp đầy đủ cho các hoạt động sinh hoạt và làm việc, chiếu sáng cũng cần phải đẹp, tức là phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho không gian kiến trúc. Vậy làm thế nào để chiếu sáng đẹp?
Để mang đến không gian ánh sáng thẩm mỹ nhất, trước hết bạn cần đảm bảo “chiếu sáng đúng”. Lựa chọn các thiết bị chiếu sáng với nhiệt độ màu phù hợp kết hợp cường độ, độ rọi, góc chiếu được tính toán chính xác sẽ là “nguyên liệu” chính tạo nên diện mạo hoàn thiện và vẻ đẹp cuốn hút nhất cho không gian thiết kế.
Ngoài ra, để bổ trợ cho vẻ đẹp ấy, không thể nào thiếu đi nghệ thuật bố trí và kết hợp các loại ánh sáng, tạo nên bức tranh sống hoàn thiện và tiện nghi. Tham khảo ngay các cách kết hợp độc đáo dưới đây nhé!
Kết hợp ánh sáng trực tiếp và ánh sáng gián tiếp
Ánh sáng trực tiếp là ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng đến chủ thể cần chiếu sáng còn ánh sáng gián tiếp là ánh sáng chiếu đến bề mặt rồi phản chiếu đến chủ thể. Nếu như ánh sáng trực tiếp có cường độ mạnh tạo hiệu ứng bóng đổ sắc nét thì ánh sáng gián tiếp lại thường dịu nhẹ và không tạo bóng.
Với những tính chất và ưu điểm riêng, nếu bạn biết kết hợp chiếu sáng một cách khéo léo giữa 2 loại ánh sáng trên sẽ tạo nên hiệu quả chiếu sáng tuyệt vời. Những điểm rơi ánh sáng xen lẫn những mảng tối sẽ kích thích đến thị giác và các giác quan khác, mang lại trải nghiệm ánh sáng đa cảm và mới lạ. Ánh sáng gián tiếp sẽ góp phần tôn lên những phần được chiếu sáng trực tiệp, cho không gian sống sinh động và nổi bật lên nội thất cùng nghệ thuật bố trí.
Kết hợp các màu sắc ánh sáng
Màu sắc của ánh sáng chủ đạo trong Công trình kiến trúc là màu trắng và màu vàng. Việc sử dụng chỉ một loại ánh sáng trắng hoặc vàng sẽ gây nhàm chán , đơn điệu . Màu trắng mang sắc thải lạnh , khô cứng , tỉnh táo , Còn màu vàng cho cảm giác ấm áp , gần gũi , dễ buồn ngủ . Vì thế cần kết hợp hai màu ánh sáng này để cân bằng thị giác và màu sắc , giúp không gian tăng giá trị thẩm mỹ . Ví dụ Có thể dùng ánh sáng gián tiếp hắt khe trần màu trắng , ảnh sáng từ đèn trực tiếp màu vàng.
Hiểu đúng bản chất và nghệ thuật bố trí hệ thống chiếu sáng sẽ giúp bạn hoàn toàn làm chủ ánh sáng không gian sống của chính mình, thoải mái tận hưởng một cuộc sống tiện nghi, sang trọng và đầy xúc cảm.